Nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm mặc dù không mong muốn nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải loại bỏ những chiếc răng hàm. Do răng hàm có nhiệm vụ rất quan trọng đó là tham gia vào chức năng ăn nhai, nên chỉ định nhổ răng hàm của bác sĩ thường phải cân nhắc rất nhiều.

1. Chỉ định nhổ răng hàm

chi-dinh-nho-rang-ham
Khi nào thì chỉ định nhổ răng hàm

1.1. Răng lung lay độ 3,4 do viêm quanh răng, không còn chức năng ăn nhai.

Răng bị viêm nha chu một thời gian dài, xương ổ răng tiêu nhiều và không thể phục hồi bằng các phương pháp như phẫu thuật ghép xương, kéo vạt lợi. Do không thể phục hồi lại tổ chức xung quanh chân răng nên những chiếc răng này nên có chỉ định nhổ sớm để bảo tồn xương ổ răng làm phục hình sau này.

1.2. Răng sâu vỡ lớn thân răng không thể phục hồi hình thể thân răng sau khi điều trị nội nha

nho-rang-ham-do-bi-sau-rang
Nhổ răng hàm khi bị sâu

Sâu răng và vấn đề rất phổ biến và hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những biện pháp đơn giản như trám răng, làm Inlay,… Tuy nhiên, nếu không điều trị sâu răng sớm, những lỗ sâu lan rộng thậm chí làm mất toàn bộ thân răng thì việc phục hồi răng lại khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí còn không thể phục hồi được. Nhổ răng là phương pháp duy nhất để loại bỏ ổ vi khuẩn trên răng sâu để phục hình sau này.

1.3. Răng không thể điều trị nội nha do chân răng dị dạng, cong tắc

Điều trị tủy răng có lẽ không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên ngay cả khi chiếc răng có thể phục hồi thân răng thì việc chữa răng có thể không có kết quả tốt do hình dạng ống tủy bất thường. Dụng cụ tạo hình ống tủy, chất bơm rửa và chất hàn tủy không thể  đi toàn bộ ống tuỷ do chân răng dị dạng, cong hoặc tắc. Điều này có thể dẫn đến thất bại khi điều trị và làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề hơn. Trong trường hợp như vậy, việc nhổ răng sẽ được bác sĩ chỉ định.

1.4. Răng có tổn thương mạn tính vùng cuống như u hạt, nang mà không thể điều trị bảo tồn bằng nội nha hay phẫu thuật cắt cuống

Tủy răng hoại tử có thể gây ra một số biến chứng ở chóp răng như u hạt hoặc nang. Những tổ chức bệnh lý này có thể gây tiêu xương ổ răng xung quanh, thậm chí có trường hợp có thể làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Những răng này thường được chỉ định nhổ nếu không thể điều trị bằng nhau hoặc phẫu thuật cắt cuống.

1.5. Nhổ răng hàm để chỉnh nha

nho-rang-ham-de-nieng-rang
Nhổ răng hàm để chỉnh nha

Răng thừa gây mất đối xứng cung hàm, thiếu khoảng lớn khi chỉnh nha là những nguyên nhân chính để bác sĩ đưa ra quyết định nhổ răng. Trường hợp này được gọi là nhổ răng chủ động, tức là sẽ nhổ những răng khỏe mạnh để tạo điều kiện thuận lợi điều trị bệnh nhân chỉnh nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published.